Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những động vật chưa từng xuất hiện ở Trái đất Tin ảnh

(Tinmoitruong.vn) - Ngựa đầu cá mập, cá mập đầu chó hay sư tử đầu hamster là những loại động vật kỳ dị có mặt trong bộ ảnh của cậu sinh viên 24 tuổi người Nauy.

Đây là các tác phẩm của chàng sinh viên Nauy khi thử sáng tạo ra các loài vật từ những động vật thông thường

Tiết lộ của tác giả cho biết các tác phẩm được ra đời trong thời gian buồn chán khi ôn thi học kỳ

Cá mập đầu chó, có lẽ loài này sẽ không sống được dưới nước nếu chúng được sinh ra

Dễ thương hay nguy hiểm? Khó ai có thể đoán được loài vật này có ăn thịt hay không?

Còn đây là loài ngựa rắn, những tác phẩm của chàng sinh viên đã lưu hành rộng rãi trong gia đình và bạn bè của anh

Voi mỏ vịt cực dễ thương

Nhện lai chuột

Vịt đầu ngựa

Chim đầu khỉ

Hải âu đầu cá heo
T.H (tổng hợp)

Loài thú giao phối suốt 14 giờ rồi chết

(Tinmoitruong.vn) - Những con đực một số loài thú có túi ăn côn trùng ở châu Úc có thể “yêu” điên cuồng, thậm chí suốt 14 tiếng với con cái cho đến khi cơ thể suy nhược và chết gục.
Một con Antechinus cái và các con. Ảnh: Live Science
 
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Diana Fisher tại Đại học Queensland - Úc, một số loài thú có túi ăn côn trùng tại các đảo ở Thái Bình Dương như New Guinea và Úc, đặc biệt là loài có tên Antechinus có khả năng giao phối rất đặc biệt gọi là khả năng “giao phối tự sát”.

Ông Fisher tiết lộ trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ), những loài động vật này có đặc điểm rất lạ: Con đực có thể trưởng thành nhanh chóng sau 1 năm và chết ngay sau khi giao phối. Không giống như mực và nhện đực có thể chết sau khi giao phối nhiều con cái để cho ra đời hàng ngàn đứa con, những con thú có túi chỉ giao phối cho ra một vài  đứa con rồi chết.

Hành vi giao phối này được ghi nhận lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 20, lúc đó các nhà khoa học rất bối rối và cho rằng con đực chết sau khi giao phối là để nhường thức ăn lại cho con cái nuôi con.

Tuy nhiên gần đây, khi so sánh những loài thú có túi này với các loài “họ hàng” có túi khác với vòng đời lâu hơn, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi nhận thấy những động vật kiểu “giao phối tự sát” có tinh hoàn lớn hơn nhiều so với kích thước cơ thể. Ông Fisher lý giải đó là do những động vật này muốn lưu trữ tinh trùng tốt hơn và chỉ ngừng sản xuất tinh trùng trước khi giao phối. Vì vậy, nó có thể dồn hết năng lực vào thời kỳ giao phối.

Thậm chí ở loài thú có túi Antechinus, con đực còn có thể giao phối trong suốt 14 giờ đồng hồ đến nỗi cơ bắp trong cơ thể bị "tiêu hủy" để cung cấp thêm năng lượng “yêu đương”. Sau đợt giao phối, các con đực kiệt sức và thường chết vì nhiễm trùng hoặc chảy máu trong. Ngược lại, những con cái các loài “giao phối tự sát” có thểgiao phối với nhiều con đực. Dù nhiều bạn tình của nó phải "hy sinh" nhưng chỉ những tinh trùng khỏe nhất mới được kết hợp với trứng để thụ thai.
(Theo Live Science/NLĐ)

Nam bộ triều cường dâng cao, vùng biển Tây Nam đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh

(Tinmoitruong.vn) - Do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên khu vực vịnh Thái Lan có vị trí lúc 1 giờ sáng nay (7/10) ở khoảng 11,5 - 12,5 độ Vĩ Bắc; 100 - 101 độ Kinh Đông nên khu vực vịnh Thái Lan, Cà Mau đến Kiên Giang và Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
Lốc xoáy gây thiệt hại - Ảnh minh họa IE

Ngoài ra ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang tăng cường xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. 

Do dải hội tụ nhiệt đới gây mưa to đi ngang qua khu vực Nam bộ với lượng mưa đo được từ 30 - 40mm, nên 3 ngày tới thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ vẫn tiếp tục bị triều cường và ngập úng trên diện rộng, mực nước triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn dâng cao thêm từ 4 - 6 cm. 

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thủy triều năm lớn ngang với con triều hồi tháng 10/2011 và kém năm 2012 là 6 cm. 

Các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh nhỏ tăng cường, nên những ngày đầu tuần, nền nhiệt vùng đồng bằng sáng sớm và đêm sẽ giảm nhẹ còn 22 - 23 độ C, trời se lạnh, vùng núi nhiệt độ sẽ giảm xuống mức rét là 18 - 20 độ C, đến trưa và chiều trời nắng ráo, nhiệt độ tăng lên 29 - 31 độ C. 

Dự báo cho các vùng ngày 7/10 như sau: Phía Tây Bắc bộ không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22 độ C, cao nhất từ 29 - 32 độ C. Phía Đông Bắc bộ và khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ, vùng núi có nơi 18 - 20 độ C, cao nhất từ 29 - 32 độ C. 

Các tỉnh từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25 độ C, cao nhất từ 29 - 32 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận phía Bắc có mưa rào và dông vài nơi; phía Nam có mưa rào rải rác và có nơi có dông, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, cao nhất từ 29 - 32 độ C. 

Khu vực Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22 độ C, cao nhất từ 27 - 30 độ C. Nam bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông, gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, cao nhất từ 27 - 30 độ C .
(TTXVN)

Đê biển Cà Mau đối mặt với nguy cơ sạt lở

(Tinmoitruong.vn) - Chưa có lúc nào đê biển, bao gồm đê biển Đông và đê biển Tây của tỉnh Cà Mau lại đối mặt với nguy cơ sạt lở như hiện nay, nhất là đê biển Tây có chiều dài gần 100 km nối liền giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.
Đê biển Cà Mau đối mặt với nguy cơ sạt lở -Ảnh IE


Ông Phạm Thành Tươi, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: tỉnh đã trình Trung ương phương án nâng cấp, sửa chữa đê với tổng kinh phí lên tới gần 500 tỷ đồng, nhưng hiện nay địa phương chưa nhận được vốn từ trung ương, trong khi tình trạng sạt lở đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. 

Để bảo vệ đê, năm nào cũng vậy, khi bước vào mùa mưa bão, chính quyền địa phương đã liên tục huy động lực lượng tại chỗ để tham gia bảo vệ đê bằng cách dùng bao đất tấn không cho nước mặn tràn vào trong, dùng cây gỗ địa phương làm hàng rào chắn đê chống sạt lở. Ngoài ra, Cà Mau còn đầu tư hàng chục tỷ đồng nhằm tạo bãi cho rừng phòng hộ phát triển bảo vệ đê. Tuy nhiên, do bờ biển quá dài lại làm bằng đất nên việc đầu tư nhỏ giọt cho chống sạt lở bằng thủ công không mang lại hiệu quả. 

Đê biển Tây tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng từ những năm 80 với mục đích xây dựng tuyến đê này là nhằm xây dựng hệ thống giao thông ven biển Tây, vừa bảo đảm cho việc đi lại của người dân thông qua mô tô, ô tô, vừa ngăn mặn giữ ngọt. Đặc biệt, đê biển Tây còn có giá trị phục vụ cho an ninh quốc phòng vùng ven biển cực Nam của tổ quốc. Tuy nhiên, do xây dựng bằng đất nên qua nhiều năm tồn tại, đê biển Tây bị sạt lởnghiêm trọng. Lúc mới làm đê, đê cách mặt biển 30 mét, nhưng hiện nay nước biển đã tràn vào tới chân đê. 

Thực tế cho thấy, có ít nhất 10 đoạn đê nước biển đã ăn sâu luồn vào chân đê, các đoạn đê còn lại đều trong tình trạng xuống cấp, bị nước biển xâm lấn rất nhanh. Chính quyền địa phương cho biết: nếu đê bị vỡ thì sẽ có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị xâm mặn và có trên 10.000 ha đất trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu bị huỷ diệt. 
(TTXVN)

Người hơn 30 năm tìm kho báu vua Hàm Nghi đã chết

(Tinmoitruong.vn) - Thấy "người đào vàng xuyên thế kỷ" Nguyên Hồng Công lâu ngày không xuất hiện, người dân lên lán của ông trên núi Mã Cú thì phát hiện ông đã chết, xác đang phân hủy.

Núi Mã Cú là nơi ông Nguyễn Hồng Công từng đào vàng hơn 30 năm

Tin từ UBND xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vừa cho biết: "người đào vàng xuyên thế kỷ" Nguyễn Hồng Công (sinh năm 1952) đã qua đời trong lán của mình trên núi Mã Cú, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn. Xác của ông Công được một người dân phát hiện vào khoảng 7 giờ ngày 6 -10 tại lán ở của ông.

Ông Công vào xã Hóa Sơn đào vàng từ hơn 30 năm qua với hy vọng tìm thấy kho vàng chôn dấu của vua Hàm Nghi. Qua những năm tìm kiếm, ông Công tiêu tốn hơn 2 tỷ đồng và nhiều lần tuyên bố tìm thấy kho báu nhưng tất cả đều không có.

Ông Nguyễn Hồng Công từng là một sĩ quan biên phòng, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình ông đang sống ở TP.HCM.
(Theo TTO)

Gia Lai: Chậm đền bù cho dân chịu thiệt hại trong vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2


(Tinmoitruong.vn) - Sau hơn 3 tháng xảy ra vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai (gọi tắt là Công ty Bảo Long Gia Lai) vẫn chưa hoàn thành việc đền bù thiệt hại cho các hộ dân chịu thiệt hại. Hàng chục hộ dân vẫn đang mong ngóng số tiền đền bù này để triển khai gieo trồng cho vụ mùa sắp tới.

Sau hơn 3 tháng xảy ra vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, chủ đầu tư công trình là Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai (gọi tắt là Công ty Bảo Long Gia Lai) vẫn chưa hoàn thành việc đền bù thiệt hại cho các hộ dân chịu thiệt hạ- Ảnh IE

Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 đã gây thiệt hại hơn 1,7 tỷ đồng cho 143 hộ dân thuộc 7 thôn làng của xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Số tiền đền bù này đã được thống nhất giữa chủ đầu tư công trình – Công ty Bảo Long Gia Lai, chính quyền huyện Đức Cơ, xã Ia Dom và nhân dân bị thiệt hại. Sau khi hoàn tất việc định giá các thiệt hại và thống nhất mức giá đền bù, ngày 28/9, phía Công ty Bảo Long Gia Lai đã triển khai đền bù cho người dân và dự kiến đến hết ngày 30/9 sẽ hoàn thành đền bù hơn 1,7 tỷ đồng cho tất cả các hộ dân bị thiệt hại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 52 hộ được nhận đền bù với tổng số tiền gần 430 triệu đồng.

Ông Phan Đình Hải, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Cơ cho biết: Hiện vẫn còn 91 hộ chưa nhận được tiền đền bù do phía chủ đầu tư là Công ty Bảo Long Gia Lai vẫn chưa có kinh phí để đền bù. Hiện chính quyền địa phương đang hối thúc và yêu cầu phía Công ty cam kết chi trả tiền đền bù cho người dân trong thời gian sớm nhất để người dân có điều kiện đầu tư vào vụ mùa sắp tới.
(TTXVN)

Lào tiến hành xây dựng đập Don Sahong trên dòng chảy chính sông Mekong

(Tinmoitruong.vn) - Các nước hạ nguồn sông Mekong cần lên tiếng trước quyết định của chính phủ Lào về việc tiến hành xây dựng đập Don Sahong trên dòng chảy chính của sông Mekong mà không tuân theo quy trình tham vấn với Uỷ ban sông Mekong (MRC).
  
Khu vực dự kiến xây đập Don Sahong (Ảnh: IR)

“Tháng 11 năm ngoái chính phủ Lào đơn phương tiến hành xây dựng con đập gây nhiều tranh cãi – Xayaburi, trong khi chưa nhận được sự đồng thuận của MRC.”-Tổng giám đốc của WWF Quốc tế - ông Jim Leape phát biểu: “Thật khó mà tưởng tượng rằng dòng Mekong có thể được khai thác một cách bền vững nếu như MRC không hoạt động hiệu quả, và không có khả năng đảm bảo các quyết định chung đưa ra về phát triển đập có lợi cho tất cả các bên.”

Ngày 30 tháng 9 năm 2013, chính phủ Lào thông báo với MRC – Uỷ ban liên chính phủ bao gồm đại điện của bốn nước hạ nguồn sông Mekong – về quyết định của mình đối với việc tiến hành phát triển dự án đập thuỷ điệnDon Sahong tại khu vực Siphandone, Nam Lào. Don Sahong sẽ chặn đường di cư duy nhất của cá trong mùa khô trên sông Mekong, gây rủi ro cho nghề thuỷ sản đất liền lớn nhất thế giới.

Dự kiến dự án xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng sau và hoàn thành vào tháng Hai năm 2018. Theo thoả thuận của MRC, tất cả các con đập xây trên dòng chảy chính của sông Mekong, bao gồm dập Don Sahong và Xayaburi, đều phải thông qua quy trình tham vấn của MRC. Quy trình này sẽ yêu cầu ít nhất 6 tháng tham vấn với các quốc gia khác để đánh giá các dự án phát triển, với mục tiêu đạt được sự đồng thuận về việc có nên tiến hành dự án đó hay không.

Năm 2011, các Bộ trưởng phụ trách Môi trường và Nguồn nước của bốn quốc gia hạ nguồn sông Mekong đã đồng ý hoãn ra quyết định về việc có nên tiến hành xây dựng đập Xayaburi trị giá 3.5 tỉ USD nhằm nghiên cứu kỹ hơn những tác động môi trường dự án đập gây ra. Tuy nhiên,chính phủ Lào đã quyết định tiếp tục tiến hành xây dựng trong khi chưa có sự đồng thuận của các quốc gia láng giềng và cũng không thông báo cho MRC.

“Đập Xayaburi là một thử nghiệm nguy hiểm”-Tiến sĩ Jian-hua Meng, Chuyên gia về Thuỷ điện Bền vững của WWF cho biết: “Rủi ro đối với ngành thuỷ sản, sự di cư của cá và tác động từ hiệu ứng trầm tích là rất lớn. Hiện đang có 11 dự án đập đề xuất xây dựng trên dòng chảy chính của Mekong, và khu vực sẽ không thể gánh nổi hậu quả chỉ cần một dự án mắc sai lầm.”

WWF kêu gọi các quốc gia hạ nguồn sông Mekong xem xét các dự án thuỷ điện trên một số nhánh phụ của sông Mekong. Các dự án này sẽ dễ đánh giá hơn, được coi là ít rủi ro và tác động hơn.

NNGUYỄN PHƯƠNG NGÂN ( WWF-Việt Nam)